Phòng Ngủ Master Là Gì Và Cách Tạo Điểm Nhấn Thế Nào?

Chúng ta thường nghe nói đến phòng ngủ master. Đó dường như là một khái niệm có phần lạ lẫm, phòng ngủ master là gì? Phòng ngủ master có gì đặc biệt? Phòng ngủ master bố trí nội thất như thế nào? Tưởng chừng như là một khái niệm xa lạ nhưng thực chất phòng ngủ master là một khái niệm vô cùng quen thuộc với chúng ta.

Mời bạn cùng Nội Thất Blog Z tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Phòng ngủ master là gì?

Phòng ngủ master hay còn gọi là master bedroom, đây chính là phòng ngủ chính trong ngôi nhà của bạn.

Nhưng vì sao gọi là phòng ngủ master?

Để nói về cái tên này chúng ta phải xuôi dòng lịch sử lại nhiều thế kỷ trước vào những năm 1700, những ngôi nhà của người Mỹ chỉ có một phòng duy nhất để sinh hoạt và dường như trong mỗi căn nhà không hề có phòng ngủ riêng.

Mãi cho đến thế kỷ sau điều này dần được cải tiến, mỗi thành viên trong một gia đình đã sở hữu cho mình phòng ngủ riêng và đến những năm 1900, khái niệm phòng ngủ chính ra đời lần đầu tại Hà Lan – Đây được xem là căn hộ sở hữu hẳn hoi không gian riêng: 1 cửa sổ, phòng ngủ, tủ bếp tích hợp, phòng tắm.

phòng ngủ master
Nguồn ảnh: nội thất Tuấn Linh

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc sống của con người dần được cải tiến, họ bắt đầu mưu cầu và có những nhu cầu sở hữu không gian riêng cho cha mẹ, con cái, vợ chồng.

Vì thế, khái niệm phòng ngủ chính lại dần được cải tiến và bổ sung thêm những món đồ giúp tối ưu, mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống hơn như tv, sofa, máy lạnh,… đồng thời gia tăng kích thước và hình thành khái niệm phòng ngủ master hay master bedroom ngày nay.

Phòng ngủ master có kích thước rộng hơn so với phòng ngủ thông thường, có 3 loại kích thước phổ biến đối với phòng ngủ master là 30m2, 40m2 và 60m2.

Phòng ngủ master có đặc điểm gì?

  • Phòng ngủ master có nhiều không gian sinh hoạt

Phòng ngủ master sở hữu nhiều không gian sinh hoạt nên vô cùng tiện nghi như nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, khu vực đọc sách, bàn và ghế sofa, khu vực tủ quần áo và phòng thay quần áo,..

Cũng chính vì thế, phòng ngủ master có kích thước lớn hơn so với phòng ngủ thông thường.

  • Phòng ngủ master sở hữu sự đồng bộ về phong cách, màu sắc

Phòng ngủ master thường thể hiện được phong cách riêng của gia chủ, được thiết kế với màu sắc đặc biệt ton sur ton giữa các món nội thất trong phòng ngủ đặc biệt là tủ quần áo và giường ngủ hoặc màu tường và giường ngủ.

phòng ngủ master

  • Một số lưu ý trong thiết kế và chọn nội thất phòng ngủ master

Chất liệu nội thất:

Chất liệu chính của nội thất trong phòng ngủ master là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp và một số nội thất như ghế hoặc tab đầu giường sẽ được bọc da, khảm đá đối với tường. Nhìn chung, các chất liệu này mang lại cảm giác hiện đại, sang trọng cho không gian chung của căn phòng.

Bố trí đầy đủ nội thất:

Không có một quy chuẩn bắt buộc nào đối với việc bố trí phòng ngủ master. Tuy nhiên, 2 thứ nhất định phải có bên trong phòng ngủ master là giường ngủ và tủ quần áo.

phòng ngủ master
nguồn ảnh: Way

Ngoài ra, đã gọi là phòng ngủ master thì không gian phòng sẽ được bố trí đầy đủ các nội thất như bàn ghế sofa, khu vực thay đồ riêng, tivi, bàn trang điểm, khu vực đọc sách,..v..v..

Bố trí tab đầu giường:

Một đặc điểm đáng lưu ý khi bố trí phòng ngủ master bạn có thể thấy hầu hết các phòng ngủ master đều được bố trí tab đầu giường kết hợp cùng đèn ngủ. Điều này góp phần giúp tạo điểm nhấn cho không gian cũng như trung hoà ánh sáng, tạo vẻ sang trọng cho căn phòng.

phòng ngủ master
phòng ngủ master

Ánh sáng

Với các mẫu phòng ngủ master hiện đại các kiến trúc sư hướng đến việc tối ưu ánh sáng cho không gian bằng cách thiết kế cửa sổ gần trần cao, hệ thống kính trong suốt kết hợp cùng hệ thống đèn được bố trí khéo léo, gương lớn.

Từ đó, giúp tối ưu công năng sử dụng, căn phòng luôn thoáng đãng và nổi bật màu sắc nội thất bên trong phòng ngủ, mang lại nguồn năng lượng cho không gian.

Cách tạo điểm nhấn cho phòng ngủ master của bạn

  • Thảm trải sàn phòng ngủ

Đa số các phòng ngủ master đều dùng thảm trải sàn phòng ngủ để tạo nên sự sang trọng cho căn phòng, đồng thời bạn sẽ dễ dàng vệ sinh sàn phòng hơn bằng cách hút bụi qua và giặt thảm 4 – 5 lần/năm mà không cần tốn nhiều công sức dọn dẹp.

Đặc biệt, thảm trải sàn có thể giúp bạn giảm tiếng ồn từ không gian phòng khác và trần nhà một cách hiệu quả, tạo cảm giác ấm cúng cũng như điểm nhấn cho không gian nghỉ ngơi của bạn.

phòng ngủ master

  • Sử dụng đèn chùm hoặc đèn thả

Đèn chùm hoặc đèn thả sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn muốn tạo điểm nhấn cho không gian phòng ngủ của mình. Đèn chùm hoặc đèn thả giúp mang lại cảm giác sang trọng, ấm cúng cho không gian, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và trung hoà ánh sáng cho không gian phòng.

phòng ngủ master
nguồn ảnh: sun decor
  • Tranh treo tường

Các loại tranh như tranh canvas, tranh sơn dầu, tranh phủ kính cao cấp, tranh gỗ nguyên khối MDF,..v..v.. thường được chọn để treo trong phòng ngủ – đây cũng là cách giúp bạn tạo điểm nhấn cho phòng ngủ của mình.

phòng ngủ master
Tranh Canvas in – Nguồn ảnh: The Changers

Trong đó, tranh canvas là loại tranh phổ biến nhất được chọn để trang trí phòng ngủ, đồng thời cũng có nhiều ý tưởng trang trí khi dùng loại tranh này.

phòng ngủ master
Nguồn ảnh: Viet Canvas
Bạn có thể treo tranh ở đầu giường với nhiều bức tranh nhỏ có cùng chủ đề hoặc trang trí một bức tranh có độ rộng lớn, độ dài ngắn để tạo độ sâu cho không gian phòng, tranh canvas có hình ảnh hoa hoặc thiên nhiên cũng là lựa chọn được yêu thích bởi những hình ảnh này dễ hài hoà với màu sắc không gian phòng, tạo cảm giác dễ chịu, ấm cúng cho gia chủ.

Kết Luận

Qua bài viết, Nội Thất Blog Z đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách để tạo điểm nhấn cho phòng ngủ master. Nếu bạn đã sở hữu một căn phòng ngủ master hãy thử ngay những mẹo trong bài viết nhé, còn nếu chưa sở hữu cho mình một căn phòng ngủ master.
Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, ngắn gọn giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và có những sự chuẩn bị cần thiết nếu bạn sở hữu cho mình một căn phòng ngủ master trong tương lai nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nội Thất Blog Z hẹn gặp bạn ở bài viết lần sau.
Nguồn ảnh trong bài viết: Pinterest
 

Viết một bình luận